Hiểu đơn giản thì DDR4 là thế hệ thứ 4 của DDR RAM. Chuẩn DDR4 được công bố vào năm 2012 thay thế cho DDR3 và đang được sử dụng phổ biến trong nhiều năm gần đây.
RAM DDR4 hoạt động với điện áp 1.2V. DDR4 cũng có phiên bản laptop SO-DIMM 204 chân và phiên bản cho máy tính để bàn DIMM với 240 chân. Mặc dù số chân bằng với DDR3 nhưng vị trí lỗ trống trên thanh RAM khác nhau nên cơ bản là chúng không thể thay thế cho nhau được.
RAM DDR4 có Bus speed từ 1600, 1866, 2133, 2400, 2666, 3200MHz, 4266MHz hay thậm chí là người ta còn đang sản xuất những thanh RAM DDR4 4800MHz tốc độ siêu cao.
Về cơ bản, chỉ cần biết được Bus speed của một thanh RAM chúng ta có thể dễ dàng tính được tốc độ truyền dữ liệu của thanh RAM đó. Ta có công thức: Bandwidth (băng thông) = (Bus Speed x Bus Width)/8; trong đó Bus speed là Bus RAM, Bus Width luôn là 64. Như vậy ta tính được một thanh RAM DDR4 Bus 2666MHz phổ biến có tốc độ: 2666×64/8 = 21328 MB/s hay 21,3GB/s. Tương tự nếu chúng ta có thanh RAM DDR4 4800MHz thì tốc độ sẽ là 38.4GB/s.
Đối với các loại CPU phổ thông phổ biến hiện tại chỉ hỗ trợ băng thông dưới 46GB/s tương ứng với hai kênh RAM. Tức người dùng chỉ cần lắp hai thanh RAM DDR4 – 2933MHz là đã hết băng thông của CPU, việc Bus RAM cao hơn cũng không tạo ra nhiều khác biệt về tốc độ xử lý của CPU. Chỉ khi thanh RAM bạn gắn vào có tốc độ tương thích với phần cứng của máy tính thì hiệu quả nhận được mới thực sự là tối ưu và tốt nhất.