Bộ nhớ Ram và Rom là bộ nhớ gì? Hướng dẫn cách phân biệt
Toc
Bộ nhớ Ram và Rom là bộ nhớ gì cũng như cách phân biệt 2 bộ nhớ như thế nào? Tuy cả 2 bộ nhớ đều vô cùng quan trọng với hệ thống điện thoại hoặc máy tính nhưng những điều này chắc hẳn không phải ai cũng hiểu rõ. Do đó, hãy cùng nhau theo dõi bài viết sau đây, để tìm hiểu nhiều hơn về bộ nhớ Ram, bộ nhớ Rom ngay nhé!
Nội dung
Bộ nhớ Ram và Rom là bộ nhớ gì?
Bộ nhớ Ram và Rom là bộ nhớ gì? Nếu Ram là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, chỉ có tính chất tạm thời thì Rom là bộ nhớ chỉ đọc, có tính chất bất biến, khi lưu trữ dữ liệu sẽ không bị mất đi, kể cả khi tắt máy
Để có thể phân biệt dễ dàng giữa Ram và Rom, trước hết, mọi người cần phải biết được bộ nhớ Ram và Rom là bộ nhớ gì. Vì thế, hãy theo dõi những nội dung, thông tin cụ thể được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây:
Bộ nhớ RAM là gì? Ram là bộ nhớ trong hay ngoài?
Ram được viết đầy đủ là Random Access Memory với nghĩa tiếng Việt được hiểu là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên. Đây là một trong những thành phần quan trọng của phần cứng máy tính, bởi bộ nhớ Ram sẽ là nơi lưu trữ tạm thời các lệnh, chương trình hay các dữ liệu, để bộ vi xử lý truy xuất nhanh chóng và đem lại tốc độ xử lý nhanh hơn cho người dùng.
Chính vì thế, bộ nhớ Ram sẽ là một bộ nhớ lưu trữ nhanh và đồng nghĩa với việc nếu máy tính bị tắt thì mọi thứ lưu trữ trên Ram cũng sẽ biến mất. Do đó, trong quá trình sử dụng, bạn nên thường xuyên kiểm tra hoạt động của các thanh Ram để nhanh chóng phát hiện nếu có bất thường và tìm cách khắc phục nhanh chóng.
Vậy Ram là bộ nhớ trong hay ngoài? Câu trả lời đó là bộ nhớ trong và là một bộ phận không thể thiếu trên máy tính, điện thoại, hỗ trợ CPU trong quá trình xử lý các chương trình và lưu trữ các dữ liệu.
Trên máy tính, Ram thường được lắp vào các khe trên bo mạch chủ. Do đó, các bo mạch hiện nay sẽ có xu hướng thiết kế với nhiều khe Ram hơn, hỗ trợ người dùng trong việc nâng cấp bộ nhớ sau này.
Hiện nay, có các loại Ram phổ biến được dùng rộng rãi như sau: SRAM (Ram tĩnh), DRAM (Ram động), SDRAM (Ram động đồng bộ), SDR SDRAM (Ram động đồng bộ dữ liệu đơn) và DDR SDRAM (Ram động đồng bộ dữ liệu kép).
Thông tin trên đã giải đáp một phần Bộ nhớ Ram và Rom là bộ nhớ gì, mời bạn hãy cùng khám phá thêm về bộ nhớ Rom qua các nội dung bên dưới nhé!
Bộ nhớ ROM là gì? Rom là bộ nhớ trong hay ngoài?
ROM được viết đầy đủ là Read Only Memory với nghĩa tiếng Việt được hiểu là bộ nhớ chỉ đọc. Bộ nhớ này sẽ có nhiệm vụ lưu trữ những dữ liệu và chương trình để giúp máy tính hay điện thoại có thể khởi động cũng như các dữ liệu cá nhân khác.
Rom cũng sẽ là bộ nhớ trong nhưng khác biệt lớn nhất với Ram là khi tắt máy, mọi thứ đã được lưu trên Rom vẫn được giữ nguyên, không bị mất đi. Trên máy tính, bộ nhớ Rom thường được lắp đặt cạnh CPU trong thùng máy, giúp thiết bị tăng tốc độ truy xuất và khởi động. Do đó, nếu bộ nhớ Rom có dung lượng càng cao thì thiết bị đó có tốc độ càng nhanh khi mở ứng dụng.
Hiện nay, bộ nhớ Rom có các loại phổ biến như: MROM, PROM, EPROM, EEPROM và ROM FLASH và hầu hết đều có giá thành rẻ hơn Ram.
Đến đây, chắc chắn bạn đã được giải đáp toàn bộ thắc mắc Ram và Rom là bộ nhớ gì rồi đúng không nào, mời bạn hãy cùng tìm hiểu về sự khác biệt của chúng nhé!
Sự khác biệt giữa bộ nhớ Ram và Rom là gì?
Với những thông tin cơ bản bộ nhớ Ram và Rom là bộ nhớ gì trên đây, có lẽ phần nào đã giúp bạn nhận ra được một số điểm khác biệt giữa 2 thuật ngữ. Tuy nhiên, hãy theo dõi tiếp phần so sánh giữa Ram và Rom dựa trên các tiêu chí cụ thể để hiểu thêm:
Ram | Rom | |
Thiết kế | – Ram được làm mỏng theo dạng hình chữ nhật, được cắm vào khe bo mạch chủ.
– Thiết bị Ram sẽ có kích thước lớn hơn Rom. |
– Rom sẽ có dạng một ổ đĩa quang băng từ.
– Rom có rất nhiều chân, được tạo ra bằng các mối nối tiếp xúc trên bảng mạch trên máy tính. |
Khả năng lưu trữ | – Bộ nhớ khả biến,
– Chỉ lưu trữ tạm thời, dữ liệu sẽ bị mất đi nếu mất điện hoặc tắt máy. |
– Bộ nhớ bất biến.
– Lưu trữ dữ liệu kể cả khi tắt máy. |
Hình thức hoạt động | – Sau khi khởi động thiết bị, hệ điều hành được nạp thì Ram bắt đầu hoạt động.
– Dữ liệu trên Ram có thể được xóa bỏ hoặc thay đổi. |
– Khi khởi động thiết bị Rom sẽ hoạt động.
– Dữ liệu trên Rom có thể đọc nhưng không thể chỉnh sửa. |
Tốc độ | – Xử lý nhanh chóng
– Tốc độ truy cập nhanh |
– Xử lý chậm
– Tốc độ truy cập chậm |
Khả năng lưu trữ | – Lưu trữ được nhiều dữ liệu
– Từ 1GB – 256Gb – Có thể nâng cấp |
– Lưu trữ ít dữ liệu
– Từ 4MB – 8MB |
Khả năng ghi chép dữ liệu | – Khả năng ghi chép, truy cập dữ liệu dễ dàng. | – Rất khó để thay đổi vì thông tin đã được lập trình sẵn. |
Từ so sánh nêu cùng với khái niệm bộ nhớ Ram và Rom là bộ nhớ gì trên đây, bạn có thể dễ dàng nhận thấy rõ sự khác biệt giữa chúng nằm ở việc Rom có thể lưu trữ dữ liệu mà không cần đến điện và Ram không thể làm được. Hay nói đơn giản, Rom dùng để lưu trữ vĩnh viễn và Ram là lưu trữ tạm thời.
Hệ thống sẽ sử dụng Rom trong quá trình khởi động là chủ yếu, trong khi đó, Ram sẽ được sử dụng khi thiết bị hoạt động, xử lý tác vụ, khi hệ điều hành đã được nạp.
Ứng dụng phổ biến của bộ nhớ Ram và Rom là gì?
Với những thông tin trên đây mọi người phần nào cũng hình dung được bộ nhớ Ram và Rom là bộ nhớ gì đi nữa thì cũng đều là 2 thành phần vô cùng quan trọng và được ứng dụng phổ biến như sau:
Ứng dụng của bộ nhớ Rom là gì?
Rom được sử dụng để lưu trữ chương trình và lưu trữ dữ liệu không thể sửa đổi vì hãng sản xuất đã cài đặt sẵn, khi máy bắt đầu chạy hoặc một ứng dụng nào đó được khởi động. Đồng thời, bộ nhớ Rom sẽ ghi lại các thay đổi được thực hiện trong suốt quá trình.
Ứng dụng của bộ nhớ Ram là gì?
Ram sẽ là nơi lưu trữ tạm thời các dữ liệu được CPU chuyển đến và đương nhiên mọi thứ sẽ bị mất đi khi bạn tắt ứng dụng hoặc tắt máy. Từ đó, Ram được ứng dụng để phối hợp cùng bộ nhớ máy tính điều khiển và truy xuất các dữ liệu.
Bật mí cách chọn dung lượng bộ nhớ Ram và Rom hiệu quả
Ở phần so sánh sự khác biệt giữa bộ nhớ Ram và Rom là bộ nhớ gì chúng ta có tiêu chí về khả năng lưu trữ, điều này sẽ được quyết định bởi dung lượng của bộ nhớ đó. Chính vì thế, với mỗi hệ thống sử dụng cho những nhu cầu khác nhau sẽ cần bộ nhớ Ram và Rom với dung lượng khác nhau được chọn sao cho phù hợp như sau:
Cách chọn dung lượng bộ nhớ Ram
Dung lượng Ram cơ bản được lắp đặt trong các hệ thống máy tính hiện nay từ 4GB hoặc 8GB là đủ để chạy một vài ứng dụng. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng mở đa nhiệm nhiều tab cùng lúc hoặc chạy nhiều tập tin thì chắc chắn hiệu suất của máy sẽ bị giảm dần. Do đó, khi chọn dung lượng bộ nhớ Ram bạn có thể dựa vào bảng sau đây:
Người dùng cơ bản | Game thủ | Người dùng chuyên nghiệp | |
Máy tính để bản (PC) | 4 – 8GB | 8 – 32GB | 16 – 64GB |
Laptop | 4 – 8GB | 8 – 32GB | 16 – 64GB |
Cách chọn dung lượng bộ nhớ Rom
Cho đến thời điểm hiện tại, dù là ở phân khúc giá rẻ hay cao cấp thì mức dung lượng thấp nhất mà các hãng điện thoại cung cấp cho bộ nhớ Rom là 64GB. Đây là mức dung lượng tối thiểu đủ để máy hoạt động và lưu trữ được lượng lớn hình ảnh, video đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng.
Tuy nhiên, các ứng dụng trên điện thoại đều đang có mức dung lượng tăng lên. Đồng thời, các file bộ nhớ đệm cũng sẽ nhanh chóng làm đầy bộ nhớ rom, nên việc chọn mua dung lượng bộ nhớ Rom 64GB sẽ rất nhanh bị hết bộ nhớ, làm gián đoạn trải nghiệm nhưng nó sẽ phù hợp cho người dùng cơ bản.
Bên cạnh đó, đối với máy tính, bộ nhớ Rom thường được sử dụng làn SSD hoặc HDD. Mỗi bộ nhớ sẽ có một ưu điểm riêng, trong đó, SSD sẽ đem đến tốc độ nhanh chóng nhưng HDD lại có mức dung lượng cao, đáp ứng được hầu hết các nhu cầu lưu trữ . Do đó, nhiều người thường chọn sử dụng song song SSD và HDD để phục tốt hơn các nhu cầu của bản thân.
Kết luận Bộ nhớ Ram và Rom là bộ nhớ gì?
Hy vọng các thông tin phía trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bộ nhớ Ram và Rom là bộ nhớ gì, sự khác biệt giữa 2 bộ nhớ và cách chọn mua dung lượng phù hợp. Điều này sẽ góp phần giúp bạn chọn mua điện thoại hay máy tính dễ dàng hơn vì các thông số về bộ nhớ đã được tìm hiểu qua. Đừng quên, theo dõi bài viết để cập nhật nhiều thông tin hữu ích hơn về công nghệ nhé!